
Chủ đề Loyalty & Gamification cũng khá liên quan!
---------------
4P thì gồm Product - Price - Promotion - Place và với một thị trường mà mình oánh vào thì mình sẽ có một bộ như vậy để đi.
- Đầu tiên cứ là phải có cái sản phẩm mà THỊ TRƯỜNG CHẤP NHẬP để đưa ra cái đã. Sản phẩm ở đây ko phải chỉ là cái cục cầm trên tay, cái dịch vụ mà mình làm cho họ... mà còn nhiều thứ liên quan nữa nhé. Thí dụ freeship trong 12h cũng dính líu tới sản phẩm đó.
- Tiếp theo là phải có cái PRICE hợp lý mà khách hàng họ chấp nhận. Tuỳ, ko phải cứ giá rẻ là bán được à nha. Nhiều khi củ khoai mì bán giá 20k khách lại mới mua à. Vậy à giá cả phải HỢP LÝ với phân khúc đấy. Và nhớ, price ở đây liên quan rất nhiều thứ: giá sản xuất, giá thành, tiền ship, tiền bao bì, tiền xăng khách hàng đi tới chỗ mình...
- Có sản phẩm với cái giá rồi, thị trường chấp nhận rồi (test) thì mình phải đi làm TRUYỀN THÔNG - PROMOTION chứ. Giờ trong hàng trăm hàng ngàn đối thủ mà cứ ngồi nghĩ "hữu xạ tự nhiên hương" thì khách hàng ngoài kia họ chỉ toàn nghe mùi chồn hôi từ đối thủ thôi. Chả nghe thấy mình đâu.
- Rồi mình marketing rồi, branding rồi... rầm rộ rồi, to tát rồi mà ko có cái chỗ đặt hàng bán cho khách, hoặc ít nhất là cái website thì chịu. Khách nhiều khi lại bảo thằng này quảng cáo xạo. Vậy là phải đầu tư ĐỊA ĐIỂM TIẾP CẬN KHÁCH hợp lý.
Thì đại loại đó là 4P theo kiểu nông dân tổng quan sơ sơ. Và đó là cái cốt yếu cơ bản mà mình nên lưu tâm khi làm marketing.
Tuy nhiên, với ngày nay. Khi mà cái việc tập trung vào khách hàng là chính. Mà rõ ràng ở trên là 4P có đi ra thì cũng bắt đầu từ nhu cầu khách hàng là đấy chứ. Tuy nhiên nó chưa có rõ và dễ hiểu lắm cho nên nền công nghệ trước 4.0 lại để ra cái 4C. Vậy thì nó khác, nó giống cái kiểu gì với 4P ???
4C ở đây là
CLIENT: nghĩa là khách hàng, và chính xác hơn nó nhắc mình về nhu cầu của khách hàng. Ngày nay khi làm việc với mấy agency như mình thì các bạn hay nghe về insight insight, nó cũng là một trong những nhu cầu tìm hoài mà cũng ẩn hoài của khách hàng. Tuy nhiên, nó không chỉ dừng ở mỗi insight khi làm marketing, làm các chiến dịch marketing... mà ngay trong dịch vụ, ngay trong sale, ngay trong cách thiết kế hành trình khách hàng đến với mình mình cũng đã phải chú trọng từng điểm một rồi. Thì thực sự CLIENT này nó cũng chính là PRODUCT ở trên kia. Chúng ta thiết kế mốt sản phẩm tốt trong đó có: sản phẩm mình bán chất lượng tốt, nhân viên tư vấn nhiệt tình, bảo hành tốt, giao hàng tận nơi, và đâu đó có những vị khách sử dụng hàng từ cả chục năm giờ vác ra bảo hành như ta vẫn vui vẻ xử lý... thì đấy mới chính là PRODUCT là tập trung vào CLIENT thực thụ.
Ở đây mình muốn nói là marketing nó không chỉ nằm ở mỗi việc quăng tờ rơi xả rác đầy đường, mà có một em nhân viên xinh tươi bán hàng, hoặc em chăm sóc khách hàng giọng ngọt lịm trên tổng đài alo cũng là cách marketing rất tốt và làm cho khách hàng thích thú.
COST: đừng nghĩ khách giào là họ không quan tâm cost, và tất nhiên, khách hàng tầm thấp thì cũng rất quan tâm cost. Với 4P, thì đó là chữ PRICE mà bạn thấy trên kia. Tuy nhiên, đứng ở chữ COST thì có nghĩa là bạn đang ở vị trí khách hàng nhìn vào. Nó là chi phí, và làm sao chúng ta có thể giảm được chi phí cho khách hàng tối đa nhất? Làm sao giảm tiền ship, làm sao giảm tiền xăng và tiền nước khi phải trưa nắng nôi đến shop của mình (online thôi)...
Sẽ có nhiều người bảo sản phẩm tôi mà làm cho tốt, thì họ sẽ happy mà bỏ qua mấy cái chuyện ship vặt vãnh... ơ không, bạn thử thống kê đi. Phản ứng của khách hàng với chữ freeship so với feeship mà giá thấp hơn nó sẽ rất khác nhau à. Từ khách sang chảnh cho tới khách không sang chảnh nhé.
CONVENIENCE: có nghĩa là tiện lợi. Có lẽ một phần lớn những thứ tiện lợi đã được giải quyết ở trên rồi nhỉ. Tuy nhiên chữ tiện lợi này nó gắng với chữ PLACE bên 4P hơn. 4P ngày xưa thì phải có cái shop, phải có cái anh đại lý ở khu vực, cái tiệm tạp hoá gần đó... để mà khách hàng họ ra họ mua. Còn bây giờ, cái place đó nó có thể là website, và để tiện lợi cho khách hàng thì phải có hầm bà lằng nhằng các thông tin hỗ trợ khách hàng để mà họ mua hàng.
Nói cho vui và cách tốt nhất để hiểu từ này, thì bạn hãy thử đóng vai một vị khách hàng ngày nay mà chỉ cần cầm cái phone cả ngày: muốn ăn thì phải có anh nào đó ship tới lẹ nhất món mình thích, muốn uống trà sữa thì 15p sau phải có, muốn săn voutcher thì chỉ cần ngồi vuốt vuốt điện thoại thôi không cần phải chạy ra shop, rồi lại xài voutcher đó thì cũng chỉ ngồi vuốt ve cái điện thoại mà thôi là ngon lành...
Cuối cùng trong 4C lại là COMMUNICATION - và ông nội của nó trong 4P là PROMOTION. Hơi có một chút chuyển đổi vị trí. Và tại sao là COMMUNICATION chứ không phải là PROMOTION?
Không phải, COMMUNICATION là chính trong thời buổi hiện tại khi chúng ta làm marketing. Mình vẫn phải có ADVERTISING, SELLING, PR, BRANDING... nhưng mà cả cái mớ bòng bong đó thì COMMUNICATION có thể đỡ, hỗ trợ giải quyết hết một lượt.
Với cái điện thoại trên tay, mở fanpage bạn ra trên facebook, viết một lời tỉ tê chị em chia sẻ... thì bạn đã động vào lòng khách hàng rồi. Khỏi cần phải vất vả chạy đi cầm cái bảng ngoài đường rao ì xèo, rồi phải chào hàng giải thích, rồi phải PR đầy rẫy trên báo tốn mớ tiền... mà nếu không có chuyên môn và hiểu biết thì khong biết tốn bao nhiêu...
Vậy 4C chính là chuyển giao của 4P trong marketing. Và rất tốt đối với việc tư duy phát triển marketing cho các kinh doanh mới ngày nay, đặc biệt là với môi trường online hiện tại cần phải tận dụng triệt để nó.
Thường thì có người nói rằng 4P cho truyền thống, 4C cho hiện đại... nếu bạn cũng nghĩ thế thì hãy trộn và chuyển giao qua lại giữa 4P và 4C để có được cách làm tốt nhất nhé.
Tuy nhiên là với 4P hay 4C hay 4E (tìm hiểu nhé) thì đều phục vụ 2C cả. Đố mấy chế 2C là gì
:3